13. NÂNG CẤP LÁNG NHỰA ĐƯỜNG ĐH517 (ĐƯỜNG ẤP 7 TÂN LONG) HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG;
1. Hạng mục đường
giao thông:
1.1. Bình đồ tuyến:
- Bình đồ tuyến được thiết kế bám theo tim đường hiện
hữu mỡ rộng ra 2 bên để tránh gây xáo trộn nhân dân sống trong khu vực. Tuy
nhiên để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật nên một số đoạn tim tuyến được thiết kế
lệch sang một bên và một số đọan được nắn tuyến, phóng mới:
+ Đọan Km0+000 ÷ Km0+200, Km2+000
÷ Km2+100, Km3+855 – Km3+975 tim thiết kế lệch về bên lề phải; Km3+285 ÷ Km3+365 tim thiết kế lệch về bên lề
trái.
+ Tại đỉnh Đ3 (Km0+815.6) và đỉnh Đ4 (Km0+881.44)
do khảo sát theo đường hiện hữu nên có
hai đỉnh đường cong ngược chiều với bán kính R3=30, R4=25, nên bình đồ tuyến
được nắn tuyến từ đỉnh Đ3, tim thiết kế cách tim hiện hữu từ 0,5m đến 39m.
+ Từ Km3+480 đến Km3+875
tim tuyến phóng mới hoàn toàn chủ yếu cắt qua vừơn cao su.
- Toàn tuyến có 27 đỉnh đường cong với Rmin = 125m, Rmax =
700m
- Tại các giao lộ đầu và
cuối tuyến, bán kính mở rộng giao lộ 12m.
- Trắc dọc tuyến được
thiết kế dựa trên cao độ khống chế của đường ĐT750 (tại Km5+025) và điểm cuối
đừơng Tân Long - Hưng Hòa .
- Trắc dọc tuyến là cao độ hòan thiện của mặt đường. Trắc dọc tuyến
được thiết kế bám theo cao độ hiện trạng của nền đường hiện hữu, những vị trí
trũng, thấp do xói lỡ được nâng cao độ để đảm bảo kết cấu áo đường và êm thuận
trắc dọc, những vị trí có độ dốc lớn được ban gọt để giảm độ dốc của mặt đường
và đảm bảo tầm nhìn của các phương tiện tham gia giao thông. Tại các vị trí
trũng cục bộ (do xói lỡ, địa hình thấp), các vị trí cống ngang đường nền đường
được đắp cao để đảm bảo độ êm thuận của mặt đường .
- Bề rộng mặt đường xe chạy 7m.
- Bề rộng lề đường 1,5m x 2 bên.
- Bề rộng nền đường 10m
.
- Độ dốc ngang mặt đường 3%.
- Độ dốc ngang lề đường 4%.
a/ Kết cấu mặt đường phần hiện hữu
+ Bù
phụ đất cấp 3 (sỏi đỏ) đến cao độ thiết kế, lu lèn K³0,98, Eđh³90 Mpa.
+
Trải đá 4x6cm dày 20cm, lu lèn Eđh ³135Mpa .
+
Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 1.0Kg/m2
+
Láng nhựa 2 lớp (dày 2.5cm) tiêu chuẩn 3,0Kg/m2.
b/ Kết cấu mặt đường mở rộng:
+ Ủi
quang nền đường, đào bóc lớp đất hữu cơ dày 30cm, đắp trả bằng đất cấp 3 (sỏi
đỏ), lu lèn K>=0.95, Eđh>=55Mpa
+
Tiếp tục trải đất cấp 3 (chiều dày tối thiểu là 30cm) tới cao độ thiết kế, lu
lèn K³0,98, Eđh³90Mpa
+
Trải lớp đá 4x6cm dày 20cm, lu lèn Eđh³135Mpa.
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 1.0Kg/m2
+ Láng nhựa 2 lớp (dày 2.5cm) tiêu chuẩn
3,0Kg/m2.
2. Hạng mục lề đường:
- Lề đường được đào bóc lớp đất hữu cơ dày tối thiểu 30cm, đắp trả bằng đất
cấp 3 (sỏi đỏ), lu lèn K>=0.95.
- Tiếp tục đắp đất cấp 3 tới cao độ thiết kế, lu lèn K>=0.95.
- Đắp lớp đất cấp 3 (sỏi đỏ) trên cùng dày 20cm, lu lèn K³0,98.
3. Hạng mục thoát nước
3.1. Thoát nước dọc:
- Đoạn từ
Km0+00 đến Km0+250 dọc hai bên tuyến có mương đất kích thước 1.2x1.2m, lưu
lượng thoát nước đoạn đầu tuyến này khá lớn, vận tốc dòng nước chảy đã làm xói
lở bờ mương, vì thế để đảm bảo cho nền đường không bị sạt lở, đoạn từ Km0+00
đến Km0+250 dọc 2 bên tuyến xây dựng mương dọc gia cố đá hộc, chiều cao mương
60cm (tính từ mép đường hoàn thiện), taluy trong 1/1.5, ta luy ngoài 1/1. Chiều
dày xây đá hộc vữa M100 là 25cm.
- Đoạn từ
Km0+250 đến cuối tuyến xây dựng hệ thống thoát nước dọc 2 bên bằng mương đất
dạng hình tam giác, chiều cao mương 60cm (tính từ mép đường hoàn thiện), taluy
trong 1/1.5, ta luy ngoài 1/1.
- Tại các vị
trí ngã ba trên tuyến ở những vị trí tụ thủy xây dựng cống dọc BTCT, cụ thể:
+ Tại Km2+489.80
bên trái xây dựng cống hộp BTCT 60x60 L=12m.
+ Tại Km4+342.00
bên trái xây dựng cống hộp BTCT 60x60 L=12m.
+ Kết cấu đường
cống gồm móng, tường bê tông đá 1x2 M200, lớp lót móng bằng đá dăm 4x6 kẹp vữa
M100. Đan BTCT đá 1x2 M250 chịu lực. Thượng hạ lưu xây sân cống, tường đầu,
tường cánh đá 1x2 M200.
- Hướng thoát
nước của tuyến: do địa hình bằng phẳng nên nước mặt của 2 bên đường được gom
vào mương dọc và đưa về các giao lộ chảy về các vị trí thấp và ra suối.
3.2.
Thoát nước ngang:
- Đặt cống
ngang tại các vị trí sau:
+ Tại Km0+4,
cống BTCT 60x60 L=7m hiện hữu được nối dài thêm 14m, đạt chiều dài L=24m
+ Tại Km0+653.2
cống hộp BTCT 60x60 L=6m hiện hữu được nối dài thêm 5m, đạt chiều dài L=11m
+ Tại Km0+823.79
xây dựng cống hộp BTCT 60x60 L=14m, khai thông thượng hạ lưu 10m.
+ Tại Km1+196.04
cống hộp BTCT 60x60 L=6m hiện hữu được nối dài thêm 5m, đạt chiều dài L=11m
+ Tại Km1+746.96
cống hộp BTCT 60x60 L=6m hiện hữu được nối dài thêm 5m, đạt chiều dài L=11m.
+ Tại Km2+249.96,
tháo bỏ cống BTCT D40 L=6m, xây dựng mới cống tròn BTCT D80, L=11m, thượng lưu
xây dựng hố tụ, gia cố hạ lưu để chống sạt lỡ.
+ Tại Km2+372.85
tháo bỏ cống BTCT D40 L=6m.
+ Tại Km2+386.66
xây dựng cống hộp BTCT 60x60 L=11m, khai thông thượng hạ lưu 15x1.5x1m
+ Tại Km2+465.26
cống hộp BTCT 60x60 L=6m hiện hữu được nối dài thêm 5m, đạt chiều dài L=11m.
+ Tại Km2+675.00,
tháo bỏ cống BTCT D40 L=6m, xây dựng mới cống tròn D80, L=11m, thượng lưu xây
dựng hố tụ, gia cố hạ lưu để chống sạt lỡ.
+ Tại Km2+795.00,
tháo bỏ cống BTCT D60 L=8m, xây dựng mới cống tròn BTCT D80, L=12m, thượng lưu
xây dựng hố tụ, gia cố hạ lưu để chống sạt lỡ.
+ Tại Km3+56.49
tháo bỏ cống hộp BTCT 60x60 L=6m, do cống bị lấp, hạ lưu là vườn cao su không
đảm bảo thoát nước.
+ Tại Km3+122.37,
xây dựng mới cống tròn BTCT D80, L=12m, thượng lưu xây dựng hố tụ, gia cố hạ
lưu để chống sạt lỡ.
+ Tại Km3+363.31
tháo bỏ cống BTCT D40 L=6m, do cống bị lấp, hạ lưu là vườn cao su không đảm bảo
thoát nước.
+ Tại Km3+437.49,
xây dựng cống hộp BTCT 60x60 L=11m
+ Tại Km3+643.49,
xây dựng cống hộp BTCT 60x60 L=11m
+ Tại Km3+818.58,
xây dựng cống hộp BTCT 60x60, L=13m
+ Tại Km5+817.58,
cống hộp 60x60 L=6m hiện hữu được nối dài thêm 6m, đạt chiều dài L=12m.
- Kết cấu cống
hộp gồm móng, tường bê tông đá 1x2 M200, lớp lót móng bằng đá dăm 4x6 kẹp vữa
M100. Đan BTCT đá 1x2 M250 chịu lực. Thượng hạ lưu xây sân cống, tường đầu,
tường cánh đá 1x2 M200.
- Kết cấu cống tròn
gồm móng đá 1x2 M200, lớp lót móng bằng đá dăm 4x6 kẹp vữa M100. Ống cống BTCT
đá 1x2 M250 chịu lực. Thượng hạ lưu xây sân cống, tường đầu, tường cánh đá 1x2
M200. Hạ lưu gia cố bằng sân tiêu năng, rọ đá hộc.
- Hướng thoát
nước cống từ bên trái tuyến sang bên phải tuyến, thoát theo mương dọc tự nhiên
và đổ về dòng suối hiện hữu.
4. Hệ thống báo hiệu giao thông:
Bố
trí biển báo đảm bảo an toàn giao thông trên đường được tuân theo đúng các quy
định Quy chuẩn 41: 2016/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường
bộ. Gồm có 2 loại biển báo, biển báo tam giác và biển báo tròn:
4.1. Biển báo tam giác:
- Mô tả: Biển báo có dạng tam giác đều, nền
màu vàng, viền màu đỏ, hình vẽ màu đen.
- Loại biển sử dụng: W.208, W.201a, W.201b,
W.202a, W.202b, W.205a, W.205b, W.205c, W.205d, W.207a, W.207b, W.207c
4.2. Biển báo hình tròn:
- Mô tả: Biển báo có dạng tròn, nền màu trắng,
viền màu đỏ (xanh), hình vẽ màu đen.
- Loại biển sử dụng: P.127, P.134
NẾU HỮU ÍCH HÃY JOIN VỚI CHÚNG TÔI VÀ GIỚI THIỆU CHO BẠN BÈ NHÉ!
►Facebook Group : https://www.facebook.com/khobanve2020
►Website : https://khobanve.blogspot.com/
file không tải được anh ah
Trả lờiXóa